Đăng vào Jan 13, 2022
➤ Dự án Avalanche được phát triển bởi Ava Labs là một nền tảng hợp đồng thông minh có mã nguồn mở cung cấp hạ tầng phát triển cho các ứng dụng phi tập trung và các blockchain tư nhân với mục tiêu kết nối thị trường tài chính ở phạm vi toàn cầu.
➤ Cũng bước vào cuộc đua về khả năng mở rộng và tập trung chủ yếu vào lĩnh vực tài chính, Avalanche cung cấp một nền tảng có tốc độ xử lý giao dịch nhanh khi phân luồng tác vụ cho ba chuỗi thay vì một chuỗi như đa số các nền tảng khác.
➤ Đồng thời, để nhanh chóng thu hút được các nhà phát triển và xây dựng hệ sinh thái Defi, dự án cũng cung cấp một công cụ hỗ trợ các hợp đồng thông minh viết bằng Solidity (ngôn ngữ chính thức cho hợp đồng thông minh của Ethereum), giúp các dự án Defi trên Ethereum có thể tạo ra một bản sao trên Avalanche mà không cần mất công viết một chương trình mới.
➤ Dù mới bắt đầu khởi chạy main net vào 2020, song, đến nay Avalanche đã xếp thứ 4 về TVL và xếp thứ 11 về vốn hóa trên thị trường.
Tên dự án: Avalanche
Tên coin: AVAX
Danh mục: Smart Contract Platform (Nền tảng hợp đồng thông minh)
Dự án Avalanche được phát triển bởi Ava Labs là một nền tảng hợp đồng thông minh có mã nguồn mở cung cấp hạ tầng phát triển cho các ứng dụng phi tập trung và các blockchain tư nhân với mục tiêu kết nối thị trường tài chính ở phạm vi toàn cầu.
Tổng điểm: 88/100
Tiêu chí | Điểm | Nổi bật |
Danh Mục | 5/5 | Nền tảng hợp đồng thông minh |
Vấn đề giải quyết | 10/10 | Bài toán Tam đề
Khả năng tương tác với Ethereum (Ethereum Bridge) |
Giải pháp | 10/10 | Giảm tải lượng công việc xử lý trên một chuỗi.
Phân nhỏ mạng lưới để tăng tốc xác thực. |
Công nghệ | 18/20 | Cấu trúc tam chuỗi: X-Chain; P-Chain; C-Chain với cơ chế đồng thuận Snow.
Công nghệ scaling on-chain Subnetwork. Phát triển cầu nối trực tiếp với Ethereum. |
Hiệu quả kinh doanh | 12/15 | Vốn hóa của dự án vào khoảng 13 tỷ USD với TVL xếp thứ 4 trên thị trường. |
Nhà đầu tư và Backers | 15/15 | Polychain, Three Arrow Capital, Bitmain, Dragonfly Capital Partners, Galaxy Digital, Initialized Capital, NEO Global Capital |
Đội ngũ phát triển | 18/25 | Ava Labs |
Tổng điểm | 88/100 |
Avalanche tập trung trực tiếp vào thị trường tài chính, do đó để cao tốc độ xử lý giao dịch. Tuy nhiên, mục tiêu của Avalanche là đưa ra một lời giải tối ưu cho bài toán tam đề. Để làm được điều này, Avalanche thiết kế một cấu trúc hạ tầng tam chuỗi.
Ý tưởng này khá tương đồng với cấu trúc chuỗi kép Cardano với mục tiêu giảm tải cho blockchain chính. Tuy nhiên, điểm khác biệt của Avalanche nằm ở thuật toán đồng thuận mới và giải pháp scaling on-chain subnetwork. Cải tiến này được đánh giá cao bởi những tên tuổi lớn trong giới phát triển blockchain như Sam Xoăn, Vitalik Buterin, v.v.
Đồng thời, cầu nối trực tiếp với Ethereum, kết hợp với công cụ cho phép sản xuất “chi nhánh” của các DApps trên Avalanche cho phép nền tảng này thu hút hiệu quả dòng tiền từ mảnh ghép Defi của hệ sinh thái lớn nhất hiện nay.
Dự án thu hút nhiều quỹ lớn trong giới đầu tư Crypto như Polychain, Three Arrow Capital, Dragonfly Capital Partners, v.v. và thu hút được nguồn vốn đầu tư ấn tượng, với vòng Private Sale gần đây nhất mang về cho nền tảng 230 triệu USD.
Ethereum là nền tảng hợp đồng thông minh đầu tiên, và cho đến thời điểm hiện tại đang là nền tảng dẫn đầu thị trường về doanh thu và mức độ hoàn thiện của hệ sinh thái. Tính bảo mật và phi tập trung của Ethereum rất tốt, tuy nhiên, nền tảng này có hạn chế về khả năng mở rộng với 2 đặc tính là tốc độ xử lý của mạng lưới chậm, và chi phí vận hành cao. Các hạn chế này là một rào cản đối với Ethereum, nhung lại là cơ hội cho các dự án khác.
Hậu Ethereum, các nền tảng mới đều hướng tới đưa ra một câu trả lời hiệu quả cho bài toán tam đề nhằm cân bằng giữa ba yếu tố: khả năng mở rộng, tính bảo mật và mức độ phi tập trung. Và tính đến thời điểm hiện tại, hiếm có dự án nào đưa ra được một giải pháp chỉn chu và tuyệt đối cả 3 điểm này.
Hơn thế nữa, kể cả khi nền tảng mới có vượt trội về mặt cơ sở hạ tầng và tính năng, cũng rất khó để cạnh tranh hoặc thu hút nguồn tiền từ thị trường (chủ yếu là từ Ethereum) khi chưa có các cầu nối, hoặc các phương pháp giao tiếp liên chuỗi.
Avalanche hướng tới giải quyết hai vấn đề lớn này.
Thứ nhất, với bài toán tam đề, câu hỏi lớn nhất là: Làm thế nào để tăng khả năng mở rộng khi xử lý dữ liệu nhưng vẫn giữ được tính bảo mật khi giao dịch và phi tập trung trong quản trị? Đa số các nền tảng hợp đồng thông minh thường được chạy trên một blockchain duy nhất. Blockchain này thực hiện tất cả các nhiệm vụ bao gồm kết nối và vận hành các hợp đồng thông minh, ghi chép lịch sử giao dịch, v.v. dẫn tới việc quá tải thông tin và giảm hiệu suất. Avalanche đề xuất hai giải pháp chính: (1) Xây dựng cơ sở hạ tầng tam chuỗi để chuyên môn hóa công việc cho từng chuỗi, tăng hiệu quả vận hành; (2) Phát triển giải pháp Scaling (giải pháp mở rộng) Subnets, cho phép tăng tốc độ xử lý và mở rộng mạng lưới đến mức tối đa.
Thứ hai, với bài toán thị trường khi cạnh tranh với Ethereum và các nền tảng khác, Avalanche định hướng chiến lược bằng việc tập trung vào một thị trường ngách và thiết kế giải pháp cầu nối cho sự dịch chuyển của nguồn tiền. Nền tảng hướng tới duy nhất thị trường tài chính với định hướng trở thành “Internet của tài chính phi tập trung”.
Avalanche có hai giải pháp cho bài toán này. Một, xác định nguồn tiền hiện tại đang tập trung chủ yếu ở hệ sinh thái Defi của Ethereum, do đó, Avalanche chỉ tập trung thu hút nguồn tiền từ nền tảng này bằng việc xây cầu nối hai hệ sinh thái. Hai là thu hút nguồn nhân lực – các nhà phát triển dự án. Avalanche cung cấp một giải pháp đơn giản để các dự án Defi nổi trội và có tiếng có thể dễ dàng mở một chi nhánh mới trên nền tảng của Avalanche.
Các giải pháp của Avalanche được đanh giá cao bởi các chuyên giá và nhà phát triển có tiếng trong cộng đồng Crypto, có thể kể đến Vitalik Buterim, Charles Hopkinson; v.v.
Với khía cạnh đầu tiên trong tam đề – khả năng mở rộng (Scalability), Avalanche đưa ra một câu trả lời rất đơn giản: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Nền tảng được thiết kế với cấu trúc tam chuỗi thay vì đơn chuỗi, với 3 chuỗi cùng phối hợp vận hành hệ thống và lưu trữ thông tin, bao gồm:
Khi công việc được chia nhỏ và chuyên môn hóa, tốc độ và hiệu quả xử lý của Avalanche tăng rất cao. Bản thân nền tảng có thể xử lý 4500 giao dịch mỗi giây.
Hơn thế nữa, giải pháp mở rộng Subnet cho phép Avalanche có thể đạt được tốc độ xử lý cao đến không giới hạn. Hiểu một cách đơn giản, khi các nhà phát triển không hài lòng với việc dùng chung một blockchain (P-Chain), họ có thể nhân bản P-Chain của Avalanche thành một blockchain mới để phục vụ cho dự án của mình. Số lượng bản sao là vô hạn. Mà mỗi bản sao lại có một hết thống quản trị riêng – do đó, công việc sẽ không đẩy hết lên cho nền tảng.
Tưởng tượng Avalanche như một vương quốc với 3 bộ phận: Bộ phận xử lý giao dịch (X-Chain); Bộ phận cơ cấu và hỗ trợ quản lý đất đai (P-chain) và Bộ phận doanh nghiệp (C-Chain). X-Chain ghi chép và xử lý giao dịch giữ người dân. Nếu một nhóm người dân muốn thiết lập một cơ chế quản trị cộng đồng của mình, họ có thể sao chép P-Chain để tạo ra một cơ quan tương tự cho phạm vi nhỏ hơn. Mỗi bộ phận và bản sao được vận hành bởi một hội đồng riêng, do đó đảm bảo tính phi tập trung trong mọi hoạt động của toàn bộ vương quốc. Lời giải về mặt công nghệ này của Avalanche được đánh giá rất cao bởi các nhà sáng lập kỳ cựu, điển hình như Vitalik Buterin (nhà sáng lập Ethereum).
Thứ hai, với bài toán thị trường. Avalanche thực hiện hai nhiệm vụ: (1) Tạo đường cho dòng tiền dịch chuyển và (2) Tạo môi trường thuận lợi cho các nhà phát triển dự án. Avalanche Bridge cho phép chuyển các token chuẩn ERC20 sang vùng đất của Avalanche. Với cầu nối này, Defi trên Avalanche sẽ đạt được mức thanh khoản lớn hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác của mình. Đồng thời, các nhà sáng lập dự án xác định rằng hệ sinh thái Defi của Ethereum là hoàn thiện với nhiều dự án tên tuổi nhất, do đó, nền tảng này thiết kế một bộ công cụ hỗ trợ các dự án chạy bằng máy ảo EVM. Hiểu một cách đơn giản thì một ứng dụng Defi trên Ethereum có thể sang và mở một phiên bản của mình trên Avalanche mà không tốn nhiều công sức. Trong thế giới đó, lấy ví dụ như AAVE, chúng ta sẽ thấy hai phiên bản AAVE Ethereum và AAVE Avalanche.
Được đánh giá cao về mặt công nghệ, Avalanche thu hút được nguồn vốn đầu tư khá ấn tượng với 290.1 triệu USD với tổng cộng 22 nhà đầu tư qua 7 vòng gọi vốn.
Với chiến lược cạnh tranh và mở rộng hệ sinh thái khá rõ ràng, Avalanche là một trong số những hệ sinh thái mở rộng và phát triển nhanh nhất hiện nay khi sở hữu hơn 340 dự án chỉ sau 12 tháng.
Vốn hóa dự án đạt mức 21.9 triệu USD tính đến thời điểm bài viết (10/1/2021) theo CoinGecko, đứng thứ 11 trên bảng xếp hạng các dự án có mức vốn hóa lớn nhất trên thị trường.
Ảnh: DeFi LIama
Tổng giá trị tài sản bị khóa trên nền tảng Avalanche đạt mức 11.43 tỷ USD (khoảng 4.8% tính trên toàn thị trường). Tăng khoảng 100 lần so với tháng 1 năm 2021.
Được công nhận bởi các tên tuổi lớn trong giới crypto, Avalanche thu hút được các quỹ đầu tư lớn. Trong số đó phải kể đến Bitmain, Dragonfly Capital Partners. Trong vòng gọi vốn gần đây nhất, Polychain và Three Arrows Capital đã đóng góp tổng cộng 230 triệu USD để hỗ trợ nền tảng mở rộng các dự án thuộc mảng NFT và Defi.
Đứng sau Avalanche là Ava Labs – một công ty nghiên cứu và phát triển công nghệ và Avalanche Foundation – một tổ chức phi lợi nhuận. Đứng đầu dự án là Emin Gün Sirer, nhà khoa học máy tính người Mỹ gốc Thổ Nhĩ Kỳ, nhà sáng lập và hiện là phó giáo sư ngành khoa học máy tính tại đại học Cornell. Các thành viên khác của Ava Labs đều là những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực công nghệ, tài chính, kinh tế, marketing,v.v.
Với ý tưởng và công nghệ được đánh giá cao, và quan sát về tốc độ phát triển của hệ sinh thái Avalanche, có thể thấy rằng đây là một nền dự án mạnh thuộc danh mục Smart Contract Platform khi phần nào đưa ra được lời giải đầu tiên hướng tới cả ba khía cạnh của bài toán tam đê.
Mảnh ghép Defi của hệ sinh thái đang nhanh chóng hoàn thiện và thu hút TVL trên thị trường. Tuy nhiên, nếu câu hỏi đặt ra là liệu có nên đầu tư vào AVAX không, nhà đầu tư cần cân nhắc rất kỹ khi vốn hóa và giá AVAX đã tăng mạnh nhiều lần trong 2021 vừa qua.
Chúng ta có thể tập trung chú ý hơn vào các dự án về NFT và Defi của nền tảng này khi Avalanche vừa nhận nguồn tài trợ lớn để phát triển hệ sinh thái.