Đăng vào Jan 12, 2022
➤ Cosmos Network được phát triển bởi Tendermint Inc là mạng lưới kết nối các sổ cái phi tập trung nhằm tạo cầu nối cho việc giao tiếp và trao đổi giữa các nền tảng blockchain hiện nay.
➤ Cosmos hướng tới phát triển hai tính năng chính: (1) Cung cấp công cụ để phát triển các blockchain và (2) Phát triển các kênh giao tiếp (Hub) cho các blockchain thuộc mạng lưới.
➤ Cosmos Hub là kênh giao tiếp đầu tiên của mạng Cosmos – hiện đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện hệ sinh thái.
Tên dự án: Cosmos
Tên coin: ATOM
Danh mục: Smart Contract Platform (Nền tảng hợp đồng thông minh)\
Tổng điểm: 74/100
Tiêu chí | Điểm | Nổi bật |
Danh Mục | 5/5 | Nền tảng hợp đồng thông minh |
Vấn đề giải quyết | 10/10 | Khả năng tương tác giữa các nền tảng (Interoperability) |
Giải pháp | 9/10 | Kết hợp IoT và Blockchain – tạo ra một Internet của các blockchain |
Công nghệ | 13/20 | “Công nghệ IBC – cho phép tương tác liên chuỗi.
Bộ công cụ hỗ trợ các nhà phát triển.” |
Hiệu quả kinh doanh | 10/15 | Hệ sinh thái của Cosmos Network sở hữu một số dự án blockchain nổi bật bao gồm Terra và ThorChain. Ngoài ra, Cosmos Hub cũng đã hoàn thiện – đã có một số mảnh ghép cơ bản như stable coin, công cụ thanh toán, etc. Dự đoán sẽ tập trung vào Defi trong năm tới. |
Nhà đầu tư và Backers | 10/15 | 7 vòng gọi vốn, tổng số vốn được công bố 17M, ngoài ra được giữ kín. Một số cái tên nổi bật bao gồm Dragonfly Capital, SNX. |
Đội ngũ phát triển | 20/25 | Phối hợp giữa ba bên Tendermint Inc; Interchain Foundation và Iris Foundation, chuyên môn hóa và phối hợp thực hiện các nhiệm vụ. |
Tổng điểm | 74/100 |
Cosmos có điểm xếp hạng khá cao khi thuộc nhóm danh mục “Nền tảng hợp đồng thông minh” – được coi là nền tảng cơ sở của thế giới blockchain. Khai thác tính hiệu quả trong giao tiếp giữa các nền tảng, dự án đáp ứng được đúng nhu cầu tương tác giữa các blockchain ở thời điểm hiện tại.
Giải pháp mà dự án đưa ra tương tự với Polkadot, là phát triển một hệ sinh thái với một blockchain riêng cho kênh giao tiếp giữa các blockchain. Song, mạng lưới của Cosmos có tính linh hoạt và chuyên môn hóa cao hơn cho các nền tảng thuộc mạng lưới.
Công nghệ và các công cụ hỗ trợ của dự án có tính ứng dụng và linh hoạt cao. Hiện tại, Cosmos đang hướng tới phát triển song song hệ sinh thái cho kênh giao tiếp đầu tiên – Cosmos Hub, và mở rộng mạng lưới Cosmos Network bằng việc thúc đẩy và thu hút các blockchain mới sử dụng công nghệ lõi của Cosmos.
Dự án có lợi thế là một trong hai dự án đi đầu của danh mục “Interoperability”, với định hướng xây dựng nền tảng cho các blockchains. Tuy nhiên, thách thức đặt ra sẽ là việc cạnh tranh với đối thủ Polkadot, và sự trở lại của Ethereum 2.0 trong thời gian tới.
Khả năng tương tác giữa các Blockchain (Interoperability)
Tính đến thời điểm hiện nay, Ethereum vẫn đang là nền tảng phát triển nhất khi sở hữu một hệ sinh thái hoàn thiện, thu hút được nguồn tiền lớn. Tuy nhiên, nền tảng này cũng đã thể hiện hạn chế bao gồm tốc độ xử lý chậm và chi phí vận hành cao, mở ra cơ hội phát triển cho các nền tảng hợp đồng thông minh khác.
Theo số liệu của Defi LIlama, TVL của Ethereum đã giảm dần kể từ đầu năm 2021 đến nay, dẫn dịch chuyển sang các hệ sinh thái khác. Từ khoảng 98% năm 2021 xuống còn 61.86% vào cuối năm nay. Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy sức hút của các nền tảng khác và sự chuyển dịch về thị phần giữa các nền tảng hợp đồng thông minh.
Trong bối cảnh số lượng các nền tảng được dự báo là ngày một tăng cao, việc tương tác và giao tiếp giữa các nền tảng trở nên thiết yếu.
Thiết lập một mạng lưới Internet cho nhóm các nền tảng hợp đồng thông minh
Cosmos Network hướng tới giải quyết vấn đề này bằng việc kết hợp công nghệ Blockchain và IoT, cung cấp hai tính năng chính: (1) Công cụ hỗ trợ phát triển các blockchain và (2) Một phương thức giao tiếp hiệu quả cho các blockchain thuộc mạng lưới của Cosmos.
Với mục tiêu là tạo ra một hệ sinh thái cho các blockchain, công nghệ mà Cosmos triển khai cần đáp ứng hai yếu tố:
Để đơn giản hóa cơ chế hoạt động của dự án này, chúng ta có thể tưởng tượng Cosmos giống như một đơn vị hỗ trợ khởi nghiệp, cung cấp hai dịch vụ chính: (1) Bộ hướng dẫn và Công cụ hỗ trợ khởi nghiệp, (2) Làng khởi nghiệp – nơi kết nối các doanh nghiệp với nhau.
Trong đó, công cụ hỗ trợ của Cosmos đáp ứng tiêu chí dễ triển khai:
Thứ hai, vấn đề giao tiếp hiệu quả. Làng khởi nghiệp của Cosmos là một mạng lưới kết nối tất cả các doanh nghiệp, trong đó, các doanh nghiệp có thể sử dụng IBC để “gọi” cho nhau, tạo thành các kênh trao đổi riêng, gọi là các “Hub”. Mỗi Hub sở hữu một blockchain quản lý việc trao đổi. Tùy thuộc vào lĩnh vực và tính năng, các doanh nghiệp có thể cùng nhau bàn bạc và xây dựng cơ chế tương tác và trao đổi thông tin trong các Hub này, mỗi Hub bao gồm ít nhất 02, và không giới hạn số doanh nghiệp có thể tham gia.
Cosmos Hub là kênh trao đổi đầu tiên của Làng khởi nghiệp này, với vai trò trung tâm ghi nhận thông tin về các giao dịch và trao đổi dữ liệu giữa các blockchain muốn tham gia vào mạng lưới.
Đồng thời, với các doanh nghiệp không sử dụng dịch vụ của Cosmos – như Ethereum, Near, Solana, v.v. Cosmos cũng hỗ trợ tạo cầu nối (các Peg Zones) để phục vụ cho việc tương tác giữa doanh nghiệp trong và ngoài hệ sinh thái của Làng khởi nghiệp.
Cosmos khởi chạy vòng gọi vốn đầu tiên vào tháng 3 năm 2017 và đã thu hút được 17 triệu USD sau 7 vòng gọi vốn (trong đó có ICO).
Hiện tại, Cosmos tập trung vào hai mục tiêu phát triển chính, là phát triển cộng đồng của kênh giao tiếp đầu tiên (Cosmos Hub), và đẩy mạnh mở rộng số lượng blockchain của mạng lưới nói chung (Cosmos Network).
Hệ sinh thái của Cosmos Hub hiện đang phát triển tương đối nhanh. Trong 4 năm đầu, khi chưa hoàn thiện IBC, sự phát triển của dự án còn hạn chế. Song, sau khi IBC chính thức được khởi chạy vào năm 2021, các nền tảng blockchain được xây dựng trên chuẩn Cosmos SDK của dự án như Terra, ThorChain, v.v. cũng mở rộng nhanh chóng, hiện tại đã có tổng cộng hơn 200 DApps hoạt động trên các blockchain này. Các mảnh ghép cần thiết của Cosmos Hub bao gồm: Stablecoins, Defi, Oracle, Công cụ thanh toán, v.v. đều đã bắt đầu phát triển.
Năm 2022, kênh giao tiếp Cosmos Hub hướng tới kết nối thành công các blockchain lớn bao gồm Bitcoin, Celo, Polkadot, Harmony, v.v. – cho phép dòng tiền luân chuyển giữa các nền tảng này với các các doanh nghiệp của Cosmos Hub. Với viễn cảnh này, mảnh ghép Defi của Cosmos Hub được dự đoán là sẽ phát triển mạnh với nhiều dự án liên chuỗi đáng chú ý trong thời gian tới.
Điều mà dự án cần trong thời gian tới là chọn ra một điểm mạnh của mình để tập trung phát triển. Với Polkadot – đối thủ trực tiếp của Cosmos, điểm mạnh này nằm ở khả năng bảo mật cao cho toàn bộ hệ sinh thái. Với mô hình hiện tại của Cosmos, điểm mạnh này có thể nằm ở khả năng chia sẻ thanh khoản giữa các blockchain của nền tảng, hoặc các tính năng mới xoay quanh Staking.
Vốn hóa hiện tại của Cosmos đang được xác định bằng token ATOM của Cosmos Hub – ở mức 11,220,428,866 USD, xếp thứ 18 trên bảng xếp hạng các dự án blockchain.
Doanh thu của dự án còn tương đối khiêm tốn, tuy nhiên, với sự hoàn thiện dần của hệ sinh thái Cosmos Hub và Roadmap về Defi sắp tới, dự đoán mảnh ghép Defi sẽ mang lại doanh thu cao và cú bật mạnh về TVL của nền tảng này (Theo Delphi Digital).
Một số cái tên nổi bật trong danh sách nhà đầu tư của Cosmos bao gồm: SNX Holdings, KR1, Cyber Fund, v.v. Trong đó, cái tên nổi bật phải kể đến Dragonfly Capital Partners – quỹ đầu tư Crypto với danh mục đầu tư có nhiều dự án Blockchain nổi bật như Avalanche, Celo, Compound, dYdX, v.v.
Tổ chức đứng sau dự án Cosmos là Tendermint Inc. Hiện nay, hoạt động của nền tảng này được duy trì bởi Interchain Foundation – tổ chức phi lợi nhuận giám sát toàn bộ dự án. Iris Foundation có nhiệm vụ chính là phát triển hệ sinh thái blockchain của nền tảng. Phần phát triển tính năng nền tảng và phát triển dự án thuộc phạm vi của All in Bits Inc – thực hiện trực tiếp bởi công ty con Tendermint.
Một số nhân sự chủ chốt của dự án bao gồm:
Sự đa dạng và đan xen giữa các tổ chức vận hành giúp cho dự án có nhân lực và nguồn lực đa dạng, đáp ứng được khả năng thực hiện các nhiệm vụ mà dự án đặt ra.