Đăng vào Jan 13, 2022

[3] Ethereum: Nền tảng hợp đồng thông minh đầu tiên của thế giới Blockchain

➤ Ethereum chính thức được khởi chạy vào năm 2015 bởi Vitalik Buterin và Gavin Wood. Dự án cung cấp một giải pháp giúp giảm đáng kể chi phí phát triển và ứng dụng công nghệ blockchain, đánh dấu thời kỳ phát triển mạnh mẽ và gia tăng nhanh chóng về số lượng các ứng dụng phi tập trung.
➤ Hiện nay, Ethereum sở hữu hệ sinh thái hoàn thiện nhất trong số các nền tảng hợp đồng thông minh. Song, nền tảng này cũng thể hiện hai hạn chế lớn là chi phí vận hành cao và khả năng mở rộng hạn chế.
➤ Ethereum 2.0 là phiên bản cập nhật mới nhất của Ethereum được triển khai qua 3 giai đoạn chính theo các nhà phát triển. Giai đoạn đầu được triển khai vào cuối năm 2019, và dự đoán sẽ chính thức ra mắt trong quý 1 năm 2022.

Tên dự án: Ethereum

Tên coin: ETH

Danh mục: Smart Contract Platform (Nền tảng hợp đồng thông minh)

Ethereum chính thức được khởi chạy vào năm 2015 bởi Vitalik Buterin và Gavin Wood. Dự án cung cấp một giải pháp giúp giảm đáng kể chi phí phát triển và ứng dụng công nghệ blockchain, đánh dấu thời kỳ phát triển mạnh mẽ và gia tăng nhanh chóng về số lượng các ứng dụng phi tập trung. 

Tập trung vào giải quyết hai hạn chế lớn của việc ứng dụng công nghệ blockchain lúc bấy giờ, là hạn chế về ngôn ngữ lập trình và chi phí khởi chạy – vận hành đắt đỏ, Ethereum cung cấp một nền tảng với các tính năng chính: 

  • Blockchain có tốc độ và khả năng xử lý cao gấp khoảng 3 lần so với Bitcoin. 
  • Máy ảo EVM: Kết nối các hợp đồng thông minh của các ứng dụng phi tập trung với blockchain của Ethereum. 
  • Ngôn ngữ lập trình Solidity: Ngôn ngữ lập trình cao cấp cho phép phát triển các tính năng phức tạp hơn. 

Hiện nay, Ethereum sở hữu hệ sinh thái hoàn thiện nhất trong số các nền tảng hợp đồng thông minh. Song, nền tảng này cũng thể hiện hai hạn chế lớn là chi phí vận hành cao và khả năng mở rộng hạn chế. 

Tổng điểm: 95/100

Tiêu chí Điểm Nổi bật
Danh Mục 5/5 Nền tảng hợp đồng thông minh
Vấn đề giải quyết 10/10 Bài toán Tam đề

Khả năng tương tác với Ethereum (Ethereum Bridge)

Giải pháp 10/10 Giảm tải lượng công việc xử lý trên một chuỗi.

Phân nhỏ mạng lưới để tăng tốc xác thực. 

Công nghệ 15/20 Cấu trúc tam chuỗi: X-Chain; P-Chain; C-Chain với cơ chế đồng thuận Snow. 

Công nghệ scaling on-chain Subnetwork.

Phát triển cầu nối trực tiếp với Ethereum. 

Hiệu quả kinh doanh 15/15 Vốn hóa của dự án vào khoảng 13 tỷ USD với TVL xếp thứ 4 trên thị trường. 
Nhà đầu tư và Backers  15/15 Polychain, Three Arrow Capital, Bitmain, Dragonfly Capital Partners, Galaxy Digital, Initialized Capital, NEO Global Capital
Đội ngũ phát triển 25/25 Ava Labs
Tổng điểm 95/100

Đánh giá dự án: 95/100

Thực tế, để nói quá nhiều về Ethereum là điều không cần thiết khi vị thế của nền tảng này đã được chứng minh bởi phần trăm thị phần của nền tảng này tính trên tổng TVL của toàn bộ thế giới blockchain (khoảng 60%). 

Về mặt công nghệ, nếu so với thời điểm hiện nay, thì Ethereum 1.0 đã tương đối lỗi thời, song, thang điểm này đánh giá dựa trên ý nghĩa của Ethereum với thị trường blockchain tại thời điểm ra mắt là năm 2015.

Hiện tại, mặc dù mạng lưới Ethereum không còn tối ưu so với các nền tảng mới, song, vị thế của Ethereum là không thể bàn cãi. Đồng ETH cũng dần được định giá theo hướng BTC – một tài sản lưu trữ giá trị (store of value), thay vì thuần túy dựa trên giá trị nội tại về mặt công nghệ và tiềm năng phát triển. 

Bản phân tích về Ethereum này được coi là một bản mô tả về thị trường, vấn đề, giải pháp và công nghệ của Ethereum ở thời điểm ra mắt (2015) hơn là một bản đánh giá. Với mục tiêu phần nào lý giải được giá trị nội tại của Ethereum – và lý do tại sao nền tảng này lại vươn lên vị trí ngày nay. 

Vấn đề giải quyết: 10/10

Các rào cản đối với việc ứng dụng công nghệ blockchain: Chi phí khởi chạy – vận hành cao và hạn chế về ngôn ngữ lập trình

Công nghệ blockchain đã xuất hiện từ năm 1991, nhưng phải đến 2008 mới được ứng dụng lần đầu tiên để thiết kế một hệ thống thanh toán phi tập trung hóa bởi Satoshi Nakamoto. Bitcoin được coi là phiên bản Blockchain 1.0, giúp thay đổi nhận thức và thu hút sự chú ý của cộng đồng với tiềm năng ứng dụng thực tế của công nghệ này. Tuy nhiên, Bitcoin nhanh chóng thể hiện yếu điểm khi hệ thống không thể đảm bảo tốc độ xử lý khi số lượng người dùng tăng cao. Đồng thời, ngôn ngữ lập trình cấp thấp của Bitcoin cũng không cho phép phát triển các hợp đồng thông minh phức tạp. 

Tuy có tiềm năng ứng dụng lớn trong nhiều lĩnh vực (mà ngày nay chúng ta có thể kể đến: tài chính,  thanh toán, bảo mật, chuỗi cung ứng, v.v.), nhưng việc ứng dụng công nghệ blockchain cũng gặp rào cản về chi phí. Cụ thể, từ sau 2008, công nghệ blockchain mới thật sự được chú ý. Tuy nhiên, trước sự khan hiếm về nhân lực có chuyên môn về blockchain, đồng thời chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh được hiệu quả ứng dụng thực tế của công nghệ này, cùng nguồn tiền đầu tư hạn chế, việc tạo ra một blockchain, hoặc thử nghiệm các ứng dụng của nó tương đối đắt đỏ.

Nhu cầu đặt ra là có một cách thức khai thác được ứng dụng của blockchain vào các lĩnh vực thực tế có: (1) thời gian phát triển nhanh, (2) chi phí thấp và (3) hỗ trợ các hợp đồng thông minh phức tạp. 

Giải pháp: 10/10

Cung cấp một cơ sở hạ tầng cho phép các ứng dụng phi tập trung “dùng chung” một blockchain

Vitalik Buterin – một lập trình viên trẻ, là một trong số rất nhiều người dùng Bitcoin, tin tưởng và nghiên cứu về tiềm năng ứng dụng của công nghệ này. Vitalik phát hiện ra rằng thực tế không cần phát triển một blockchain riêng cho mỗi hợp đồng thông minh. Lập trình viên này bắt đầu có ý tưởng về việc xây dựng một blockchain công khai làm nền tảng cho tất cả các ứng dụng phi tập trung. Nói một cách dễ hiểu, là xây dựng một blockchain mà tất cả các hợp đồng thông minh có thể “dùng chung”. Ý tưởng này là điểm bắt đầu cho sự phát triển của nền tảng hợp đồng thông minh đầu tiên – Ethereum. 

Khả năng cho phép “dùng chung” này có ý nghĩa quan trọng đến mực Ethereum được gọi là Blockchain 2.0 – thế hệ blockchain tiếp theo sau Bitcoin. Việc cho phép khởi chạy các hợp đồng thông minh (smart contracts composability) đã khiến cho chi phí  cũng như thời gian phát triển và ứng dụng công nghệ blockchain giảm đáng kể, mở đường cho sự nở rộ và tăng mạnh về số lượng các ứng dụng phi tập trung sau này. 

Công nghệ: 20/20

Blockchain kết hợp với máy ảo EVM, hỗ trợ ngôn ngữ lập trình cao cấp Solidity.

Để các dự án có thể dùng chung một blockchain, nền tảng Ethereum phải thỏa mãn 3 yếu tố: 

  • Một blockchain có tính phi tập trung và bảo mật cao, nhưng có khả năng mở rộng cao hơn Bitcoin khi số lượng người dùng gia tăng. 
  • Hỗ trợ ngôn ngữ lập trình nâng cao: Việc gửi tiền là một thao tác đơn giản, nhưng hợp đồng vay mượn hay công cụ phái sinh có tính chất phức tạp hơn rất nhiều. Ngôn ngữ lập trình của Bitcoin là một dạng ngôn ngữ cấp thấp, và không đáp ứng được yêu cầu này. Ethereum phải được xây dựng bởi một ngôn ngữ lập trình cấp cao hơn để đáp ứng được nhu cầu phát triển của các hợp đồng phức tạp.
  • Có công cụ kết nối và tích hợp đồng thông minh với blockchain của nền tảng: Các ứng dụng được phát triển chính là các hợp đồng thông minh. Để hợp đồng thông minh chạy được trên nền tảng của Ethereum, cần một cơ chế kết nối. 

Ethereum giải quyết mỗi yêu cầu bằng một khía cạnh cụ thể về công nghệ. Thứ nhất, về cơ sở hạ tầng, Ethereum phát triển một thuật toán mới cho giao thức đồng thuận trên chuỗi chính của dự án. Nói một cách ngắn gọn, thuật toán này cho phép tăng tốc độ xử lý của blockchain Ethereum lên gấp khoảng 3 lần so với blockchain Bitcoin. Khi vẫn duy trì được tính bảo mật và phi tập trung của blockchain, hiệu quả xử lý này cho phép Ethereum phát triển và vận hành một cộng đồng người dùng lớn hơn Bitcoin gấp nhiều lần. 

Thứ hai, về ngôn ngữ lập trình. Nói nôm na thì bạn không thể làm ra nem công chả phượng khi thiếu gia vị và nguyên liệu, đúng không? Hợp đồng thông minh của các ứng dụng cũng vậy, bạn không thể phát triển những tính năng hay ho và phức tạp khi sử dụng ngôn ngữ lập trình cấp thấp. Ethereum giải quyết vấn đề này bằng việc xây dựng và hỗ trợ vận hành các hợp đồng thông minh bằng Solidity – một ngôn ngữ lập trình cấp cao. 

Thứ ba, về công cụ kết nối và khởi chạy, Ethereum cung cấp một công cụ được thiết kế sẵn – máy ảo Ethereum Virtual Machine. Tưởng tượng bạn đang lắp ráp một con robot. Bộ não của nó được thiết kế xong, và chỉ cần ghép các phần cơ thể vào với nhau và kết nối nó với bộ não để vận hành. Vậy EVM chính là hệ thần kinh, kết nối các hợp đồng thông minh mới (các bộ phận cơ thể) – với bộ não (Blockchain của Ethereum). Máy ảo này đọc các hợp đồng thông minh và kết nối nó với blockchain của Ethereum – sau khi kết nối, EVM sẽ chạy các hợp đồng này, và các ứng dụng chính thức đi vào hoạt động. 

Hiệu quả hoạt động: 15/15

Đánh giá hiệu quả hoạt động của nền tảng này tính đến thời điểm hiện nay là một phân tích không quá cần thiết, do bằng chứng xác thực nhất đã nằm ở vị thế của ETH trên thị trường cũng như mức vốn hóa của nó trong hai năm trở lại đây. Thông tin dưới đây được cung cấp với mục đích tham khảo cho người đọc. 

  • Hiệu quả gọi vốn

HIện tại Ethereum đã trải qua 9 vòng gọi vốn, trong đó có một vòng ICO. Đợt ICO đã đem lại cho dự án 18.4 triệu USD, Tuy nhiên, con số về tổng số vốn mà dự án này kêu gọi được hiện tại vẫn chưa có thống kê cụ thể. 

  • Hệ sinh thái 

Là nền tảng thu hút được gần ⅔ thị phần của nguồn tiền thông minh trong toàn bộ thị trường blockchain, Ethereum là mảnh đất màu mỡ thu hút nhiều nhà phát triển. Hiện tại, Ethereum sở hữu hệ sinh thái hoàn thiện và phát triển nhất trong số các nền tảng, trong đó nổi bật là mảnh ghép Defi – tăng mạnh về số lượng ứng dụng và vốn hóa từ sau mùa hè Defi 2020. 

  • Market Cap và TVL:

Vốn hóa của dự án đạt mức $454,691,845,327 (ngày 5/1/2022), xếp thứ 2 trên bảng xếp hạng các dự án blockchain. 

Với mảnh ghép Defi mạnh, và cơ sở hạ tầng NFT phát triển, doanh thu của Ethereum đạt mức cao nhất 2.5 triệu USD tháng 5 năm 2021 và duy trì vị thế dẫn đầu với cơn sốt NFT năm vừa qua. 

Nhà đầu tư: 15/15

Ra mắt vào 2014, các nhà đầu tư của nền tảng này chủ yếu là các nhà đầu tư và các quỹ tiên phong trong lĩnh vực crypto. Hiện nay, với vị thế của nền tảng này trên thị trường, thì việc các quỹ  và các nhà đầu tư có tiếng sở hữu một số lượng lớn ETH là điều không thể nghi ngờ. 

Đội ngũ phát triển: 25/25

Ethereum Foundation là cái tên đứng sau dự án này, tuy nhiên, hai cái tên tiêu biểu nhất – và hiện đang có ảnh hưởng lớn trong cộng đồng Blockchain nói chung và giới đầu tư Crypto nói riêng là Vitalik Buterin và Gavin Wood. 

Cả hai đều là những lập trình viên tài năng và hiện là các chuyên gia về blockchain, crypto nổi bật. Gavin Wood hiện nay đã bắt đầu một dự án mới là Polkadot – được mô tả là 1 Nền tảng của các blockchain. Trong khi Vitalik đang tiếp tục phát triển và hoàn thiện Ethereum với phiên bản 2.0. 

Bước phát triển tiếp theo – Ethereum 2.0

Vị thế của Ethereum hiện nay là không phải bàn cãi. Song, nếu xét về mặt công nghệ, nền tảng này cũng đang đối mặt với hai hạn chế lớn: (1) Khả năng mở rộng thấp và (2) Chi phí vận hành cao. 

Để cạnh tranh với các nền tảng khác, nền tảng này buộc phải nâng cấp và khắc phục những hạn chế này. Giải pháp mà các nhà phát triển đưa ra là Ethereum 2.0 – một phiên bản cập nhập với những thay đổi về mặt kỹ thuật nhằm nâng cao tốc độ xử lý và giảm chi phí vận hành. 

Phiên bản đã trải qua 3 giai đoạn phát triển và dự kiến sẽ được chính thức ra mắt trong quý 1 năm 2022.

Đây dự kiến sẽ một sự kiện có ý nghĩa quan trọng với xu thế của phát triển của các dự án và hướng đi của dòng tiền trong vĩ mô. Attlas sẽ tiếp tục cập nhập, cũng như đưa ra các phân tích cho sự kiện này!

 

Chia sẻ
Những bài viết liên quan
Loading...Loading...Loading...Loading...Loading...Loading...Loading...Loading...Loading...