Đăng vào Jan 10, 2022

[4] PolkaDot: Mạng lưới Web 3.0

Polkadot là dự án hướng tới việc tạo ra sự kết nối về mặt giao tiếp  và vận hành liên chuỗi (cross-chain) giữa các blockchain khác nhau, qua đó thống nhất các blockchain đó thành một mạng lưới duy nhất.

PolkaDot: Mạng lưới Web 3.0

Tên dự án: Polkadot

Tên coin: DOT 

Danh mục: Smart Contract Platform (Nền tảng hợp đồng thông minh)

Polkadot là dự án hướng tới việc tạo ra sự kết nối về mặt giao tiếp  và vận hành liên chuỗi (cross-chain) giữa các blockchain khác nhau, qua đó thống nhất các blockchain đó thành một mạng lưới duy nhất.

Tổng điểm: 91/100

Tiêu chí Điểm Nổi bật
Danh Mục 5/5 Nền tảng hợp đồng thông minh
Vấn đề giải quyết 10/10 Khả năng tương tác giữa các nền tảng (Interoperability)
Giải pháp 9/10 Mô hình Relay Chain và các Para Chain
Công nghệ 18/20
Hiệu quả kinh doanh 12/15
Nhà đầu tư và Backers  14/15 11 vòng gọi vốn với số vốn PS cao nhất trong lịch sử Crypto: $293.7m

the Web3 Foundation (W3F) cùng rất nhiều các backer lớn

Đội ngũ phát triển 23/25 Nổi bật nhất là  Gavin Wood – Co-founder của Ethereum
Tổng điểm 91/100

Đánh giá dự án: 91/100

Danh mục: 5/5

Về mặt bản chất, Polkadot không phải là một Smart Contract Platforms giống Ethereum, Cardano hay Near.

Polkadot hướng tới việc trở thành một nền tảng đa chuỗi (multi-chain) hỗ trợ khả năng tương tác (Interoperability) và cho phép các chuỗi (chain) có thể mở rộng dễ dàng (scalability).

Nói theo cách khác, Polkadot sẽ là giao thức của các giao thức – một Layer 0 kết nối tất cả những Layer 1 (ví dụ. Ethereum, Bitcoin,…) và những ứng dụng được xây dựng trên đó.

 

Vấn đề giải quyết: 10/10

Khả năng tương tác giữa các Blockchain (Interoperability)

Tính đến thời điểm hiện nay, Ethereum vẫn đang là nền tảng phát triển nhất khi sở hữu một hệ sinh thái hoàn thiện, thu hút được nguồn tiền lớn. Tuy nhiên, nền tảng này cũng đã thể hiện hạn chế bao gồm tốc độ xử lý chậm và chi phí vận hành cao, mở ra cơ hội phát triển cho các nền tảng hợp đồng thông minh khác. 

 

Theo số liệu của Defi LIlama, TVL của Ethereum đã giảm dần kể từ đầu năm 2021 đến nay, dẫn dịch chuyển sang các hệ sinh thái khác. Từ khoảng 98% năm 2021 xuống còn 61.86% vào cuối năm nay. Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy sức hút của các nền tảng khác và sự chuyển dịch về thị phần giữa các nền tảng hợp đồng thông minh. 

 

Trong bối cảnh số lượng các nền tảng được dự báo là ngày một tăng cao, việc tương tác và giao tiếp giữa các nền tảng trở nên thiết yếu. 

 

Giải pháp: 9/10

Như đã nói ở trên Polkadot hướng đến việc tạo ra một Layer 0 kết nối tất cả các nền tảng Smart Contract Platforms khác.

Để đạt được điều đó, hệ thống của Polkadot cần đạt được 3 yếu tố chính:

  • Cơ chế tương tác đa chuỗi (Connectivity): Yếu tố quan trọng nhất của Polkadot – cần phải tạo ra một phương thức kết nối và truyền tải thông tin giữa các chuỗi thành viên sao. Mô hình được sử dụng là Relay Chain, khá tương tự với mô hình “Hubs and Zones” của Cosmos
  • Sự ổn định trong số lượng các chuỗi (Stability): Là  một nền tảng quản lý vô số các chuỗi, Polkadot không thể rủi ro việc xuất hiện những bản fork một cách ngẫu nhiên và liên tục, khiến mạng lưới trở nên cực kì bất ổn. 
  • Khả năng triển khai dễ dàng cho các nhà phát triển (Ease to launch):  Để có một hệ sinh thái, trước hết dự án cần có các blockchain thành viên. Tuy nhiên, mức độ phức tạp của công nghệ blockchain hạn chế khả năng mở rộng nhanh về số lượng thành viên của hệ sinh thái. Công cụ hỗ trợ xây dựng blockchain của Polkadot cần cung cấp một giải pháp cho phép xây dựng một blockchain trong thời gian ngắn nhất, bằng cách dễ dàng nhất. 

Công nghệ: 18/20

Hướng đến ba yếu tố chủ chốt để tạo ra một mạng lưới layer 0 ổn định, Polkadot đã thiết kế tổ hợp các công nghệ và giao thức đồng thuận theo cách tối ưu nhất:

  • Cơ chế tương tác đa chuỗi (Connectivity): Polkadot được thiết kế có ba loại blockchain chạy song song. Một blockchain chính, được gọi là relay chain, và các blockchain được tạo ra bởi những người dùng mạng, gọi là parachains. Hai loại blockchain này được kết hợp với nhau bởi loại thứ ba gọi là bridges.

Cấu trúc của Mạng lưới PolkaDot – Messari Research

  • Relay Chain: Là Blockchain chính của Polkadot, nơi xác thực và hoàn thành tất cả những thông tin giao dịch. Để có thể đạt được tốc độ giao dịch lớn hơn, relay chain tách hoạt động thêm giao dịch và xác thực giao dịch ở hai nơi khác nhau. Relay Chain có ba vai trò chính trong mạng lưới: Bảo mật, Kết nối và Quản trị các Parachain.
  • Parachain: Parachain là những blockchain được tạo ra bởi người dùng, tiếp nhận nhận các giao dịch và sử dụng tài nguyên của Relay Chain để xác dịch các giao dịch.
  • Bridges: Bridges cho phép Polkadot có thể giao tiếp được với những Blockchain khác. Hệ thống các brdiges cho phép người dùng của Polkadot có thể trực tiếp swap token với các blockchain khác như EOS, Cosmos, Ethereum và Bitcoin mà không cần thông qua một sàn giao dịch.
  • Ngoài ra, Cơ chế đồng thuận của Polkadot là một biến thể của proof-of-stake (PoS), gọi là nominated-proof-of-stake (NPoS). Hệ thống này cho phép những người stake Dot có thể đóng một trong những vai trò sau:
    • Validators: Xác thực dữ liệu đến từ cá parachain. Họ cũng có thể tham gia vào quyền quản trị và biểu quyết những thay đổi có thể có trong hệ thống
    • Nominators: Bảo mật Relay Chain bằng cách chọn ra các Validators đáng tin. Ta có thể hiểu Validators giống như người đi ‘thu thập’ giao dịch để chuyển về hệ thống, nhưng việc thông tin của Validators nào được chọn lại thuộc về Nominators.
    • Collators: Các máy chủ lưu trữ toàn bộ lịch sử giao dịch của một parachain
    • Fishermen: những người quản trị hệ thống Polkadot và báo cáo các hành vi xấu cho Validators

 

  • Sự ổn định trong số lượng các chuỗi (Stability): . Polkadot đã thay thế việc sử dụng ‘hard fork’ để nâng cấp nền tảng của mình bằng sự kết hợp của một loạt những nodes tự động nâng cấp và cơ chế quản trị trên chuỗi (on-chain), hạn chế việc liên tục nảy ra những chuỗi mới dẫn  đến số lượng các chuỗi tăng đột biến và gây ra mất ổn định mạng lưới.

 

  • Khả năng triển khai dễ dàng cho các nhà phát triển (Ease to launch): Polkadot cũng hướng tới việc hỗ trợ các chuỗi và các ứng dụng trên đó có thể launch một cách dễ dàng và an toàn bằng một framework phát triển blockchain được gọi là “Substrate”. Substrate tương tư như một kho thư viện, cho phép các dự án có thể chọn ra những khối (block) mẫu đã được phát triển từ trước và kết hợp thành một blockchain mới. Bằng cách này, Polkadot giúp các dự án có thể tối ưu hóa chuỗi (chain) của mình sao cho phù hợp nhất với mục đích, ví dụ DeFi, Bảo mật, Stablecoins,… Ngoài ra, Substrate cũng hỗ trợ việc kết nối với những blockchain khác như Ethereum để đơn giản hóa việc phát triển trên mạng lưới này.

Hiệu quả hoạt động: 10/15

  • Hiệu quả gọi vốn

Lịch sử gọi vốn của Polkadot khá ấn tượng, được thực hiện bởi the Web3Foundation:

  • 10/2017: Private Sale lần 1 với $145 triệu bằng ETH cho 50% Tổng cung DOT. Tuy nhiên, do một lỗi hệ thống, $98 triệu đã hoàn toàn bị khóa, và team vận hành đã xử dụng $47 triệu còn lại để vận hành.
  • 6/2019: Private Sale lần 2 với tổng số được kêu gọi được là $60 triệu (đây là con số không chính thức)
  • 7/2020: Polkadot đã gọi vốn lần 3 với $43 triệu.

 

Với một dự án blockchain, việc có tận 3 vòng private sales là một điều không thường xảy ra. Tuy nhiên, việc này đã cho thấy nhu cầu dành cho DOT là rất lớn.

Sau đó, Polkadot đã có thêm 6 vòng gọi vốn khác nhau, nâng tổng số vốn lên gần $300 triệu. Cho đến hiện tại, đây là dự án có số vốn Private-sales cao nhất lịch sử Crypto.

 

  • Hệ sinh thái

Mainnet của Polkadot chính thức khởi động vào tháng 5/2020, vì vậy hệ sinh thái của mạng lưới này còn khá ‘sơ khai’ so với Ethereum. Hệ sinh thái, tuy đã có khá nhiều dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị ra mắt, vẫn chưa thể chứng minh được hiệu suất vận hành cùng khả năng thu hút người dùng. Dù vậy, đã có một số dự án nổi bật và kêu gọi được nguồn vốn khá ấn tượng từ các nhà đầu tư có tiếng

  • Market Cap và TVL:

Vốn hóa hiện tại của Polkadot đang được xác định bằng token DOT – ở mức 28,891,088,579 USD, xếp thứ 10  trên bảng xếp hạng các dự án blockchain. 

Nhà đầu tư: 10/15

Polkadot được đầu tư bởi Web3 Foundation. Đây là tổ chức được thành lập và điều hành bởi chính CEO Gavin Wood của Polkadot. Web3 Foundation là tổ chức hỗ trợ và phát triển công nghệ khá có tiếng trong ngành blockchain. Có thể coi Web3 Foundation là đối trọng với Ethereum Foundation thời kì 2014, trước khi cơn sốt ICO bùng nổ.

Ngoài ra, đáng chú ý là Binance cũng công bố khoản đầu tư 10 triệu USD cho các dự án trên nền tảng Polkadot. Tiếp đến là sự kiện rót vốn vào MathWallet, một tay chơi dẫn đầu trên hệ thống của DOT. Cuối cùng, đáng chú ý nhất là việc Binance vừa thay đổi cặp giao dịch ETH/BUSD trên trang chủ bằng cặp DOT/ BUSD.

Đội ngũ phát triển: 20/25

Đội ngũ phát triển của Polkadot cực kì tiềm năng trong đó có thể kể đến một số nhân sự chủ chốt của dự án bao gồm: 

  • CEO – Tiến sĩ Gavin Wood: Đồng sáng lập và cựu CTO của mạng lưới blockchain Ethereum. Đồng sáng lập của Parity Technology. Ông là người đặt nền móng cho ngành công nghiệp blockchain, người góp phần phát triển ngôn ngữ Solidity. Gavin cũng là chủ tịch của quỹ đầu tư Web3 Foundation.
  • Robert Habermeier: Đồng sáng lập Polkadot này là thành viên của Thiel Fellow – Quỹ đầu tư của “ông trùm thung lũng Silicon” Peter Thiel – người là cha đỡ đầu cho nền tảng mạng xã hội Facebook.
  • Peter Czaban: Peter hiện là CTO của Web3 Foundation. Anh có bằng thạc sĩ tại đại học Oxford về khoa học máy tính và đặc biệt chú trọng vào chuyên ngành Machine Learning. (theo coin68)

Sự đa dạng và đan xen giữa các tổ chức vận hành giúp cho dự án có nhân lực và nguồn lực đa dạng, đáp ứng được khả năng thực hiện các nhiệm vụ mà dự án đặt ra. 

 

Chia sẻ
Những bài viết liên quan
Loading...Loading...Loading...Loading...Loading...Loading...Loading...Loading...Loading...