Đăng vào Jan 12, 2022
Solana là dự án hướng đến việc tạo nên một nền tảng xây dựng các ứng dụng phi tập trung (decentralized applications – dapps) như Ethereum, Cardano,… Điểm khác biệt của Solana là tập trung vào việc phát triển vào mở rộng quy mô của hệ thống (scalability) thay vì tính tương tác đa chuỗi (interoperability).
Tên dự án: Solana Tên coin: SOL Danh mục: Smart Contract Platform (Nền tảng hợp đồng thông minh) Solana là dự án hướng đến việc tạo nên một nền tảng xây dựng các ứng dụng phi tập trung (decentralized applications – dapps) như Ethereum, Cardano,… Điểm khác biệt của Solana là tập trung vào việc phát triển vào mở rộng quy mô của hệ thống (scalability) thay vì tính tương tác đa chuỗi (interoperability). Tổng điểm: 80/100
|
Danh mục: 5/5
Năm 2015, Ethereum lần đầu được giới thiệu, mở bung cánh cổng dẫn đến viễn cảnh của một nền kinh tế hoàn toàn phi tập trung. Ethereum đã giải phóng giới hạn trong sự tưởng tượng của giới tài chính về ứng dụng của blockchain ra ngoài những công cụ thanh toán (payment method) đơn thuần của Bitcoin.
Nền tảng hợp đồng thông minh là cơ sở hạ tầng của các ứng dụng phi tập trung, là nền tảng của toàn bộ thế giới blockchain.
Bài toán các dự án nằm trong danh mục này hướng tới giải quyết là vô cùng tham vọng, tạo tiền đề cho một cuộc cách mạng trong tất cả các lĩnh vực của xã hội, bắt đầu từ tài chính.
Tính mở rộng của Blockchain (Scalability)
Trong các mạng blockchain, các máy tính (node) sẽ giao tiếp với nhau thông qua cơ chế đồng thuận của riêng blockchain đó, ví dụ như Bitcoin sử dụng Proof-of-Work, NEAR sử dụng Proof-of-Steak,… Cơ chế đồng thuận này yêu cầu đa số các máy tính phải cùng xác thực một thông tin giao dịch, dẫn đến việc khi số lượng các giao dịch tăng lên, thời gian để xác thực thông tin của một giao dịch cũng tăng cao. Bạn cứ tưởng tượng trong một nhóm 3 người muốn đi du lịch thì việc quyết định địa điểm đi rất dễ, nhưng với nhóm 300 người sẽ rất tốn thời gian để mọi người có thể đi đến quyết định cuối cùng. Đây chính là vấn đề về việc mở rộng quy mô (scalability) mà tất cả các dự án blockchain đều tốn công giải quyết, bởi nếu không thể mở rộng quy mô hệ thống và cho phép rất nhiều người tham gia, tiền điện tử sẽ không thể được chấp nhận thanh toán và sử dụng trên quy mô toàn thế giới.
Nói cách khác, Solana đang cố gắng giải một bài toán tối quan trọng của thế giới Blockchain.
Ở thời điểm hiện tại, tất cả các dự án đều tập trung vào việc giải quyết Tam đề (Trilemma): Tính mở rộng (Scalability), Tính Phi Tập Trung (Decentralization) và Tính Bảo Mật (Decentralization), theo đó các dự án chỉ có thể ưu tiên vào tập trung phát triển hai trong 3 tiêu chí được kể trên.
Ví dụ, Vitalik cùng các đội ngũ đang tập trung vào ưu tiên tính phi tập trung và tính bảo mật của dự án, còn tính mở rộng sẽ được giải quyết bằng cách tận dụng những blockchain ngoài mạng lưới. Hướng đi này giống với Polkadot và Cosmos, cả hai cùng nhau phát triển một yếu tố mới gọi là Interoperability (khả năng tương tác) của nhiều chuỗi khác nhau thông qua mô hình Relays.
Ngược lại, Solana chấp nhận hy sinh tính phi tập trung (một phần) để có được tính mở rộng và tốc độ giao dịch tối ưu nhất.
Nếu như mạng lưới Bitcoin mỗi giây xử lý được từ 1-3 giao dịch (TPS), Ethereum là 15-20 TPS thì Solana đã vượt xa con số đó. Một block bình thường nó đã xử lý được hơn 2.000 TPS. Thậm chí, gần đây, khi mạng lưới Solana gặp vấn đề, TPS đã tăng vọt lên 400.000. Ngoài ra Phí Solana là 0,00025 USD cho mỗi giao dịch. Con số này thấp hơn rất nhiều so với mạng Ethereum hay Bitcoin. Thời điểm cao tráo, mức phí trên mạng Ethereum ~ 70 USD cho 1 giao dịch.
Cho đến thời điểm hiện tại, Solana chính là blockchain có khả năng xử lý giao dịch với hiệu suất cao nhất, và với chi phí gần như thấp nhất. Để làm được điều đó, Solana đã thiết kế mạng lưới của mình và vận hành với 8 cấu phần chính là:
Mặc dù các cấu phần trên nghe rất phức tạp, từng cấu phần một đều hướng đến việc tối ưu số lượng giao dịch có thể xử lý mà không cần phải tách chuỗi (shard chain) hay sử dụng một mạng layer 2.
Tuy nhiên, Solana sẽ có thể có những rủi ro về mặt bảo mật hoặc tính tương thích khi cố gắng tích hợp quá nhiều công nghệ vào một sản phẩm. Trên thực tế, mạng lưới đã có 3 lần gặp rắc rối với các vấn đề liên quan đến kỹ thuật vào tháng 10/2019 , tháng 12/2020 và tháng 9/2021, gây nên những gián đoạn trong vận hành và khiến mainet phải khởi động lại.
Cho đến thời điểm hiện tại, Solana kêu gọi số vốn là $335.8 triệu qua 6 vòng ICO với 29 quỹ đầu tư
Kể từ khi được triển khai trên Mainnet, đã có hơn 500 dự án thuộc DeFi, Web3, Game/Metaverse, NFT được phát triển trên mạng lưới.
Tổng lượng TVL của Solana đã vượt mức $11 tỉ trong quý 4 của 2021, trong đó nổi bật lên hai dự án là Raydium và Serum. Một trong những lý do dẫn đến sự bùng nổ của dự án Solana nằm ở hệ sinh thái cực kì năng động. Tại thời điểm hầu hết các dự án layer-1 đều phải lệ thuộc vào các giải pháp mở rộng Layer-2 (Layer 2 Scaling Solutions) để có thể nâng cao hiệu suất, Solana đã có một hướng đi hoàn toàn mới và đã thu hút được các nhà phát triển đến với mạng lưới của mình.
Vốn hóa hiện tại của Solana đang được xác định bằng token SOL – ở mức $76,485,841,254, xếp thứ 5 trên bảng xếp hạng các dự án blockchain.
Gần đây, Solana Labs, công ty phát triển đứng sau blockchain Solana, đã huy động được 314,15 triệu USD trong vòng gọi vốn kín do Andreessen Horowitz (a16z) và Polychain Capital dẫn đầu. Những quỹ lớn khác cùng tham gia vòng gọi vốn có thể kể đến như Alameda Research, CMS Holdings, CoinShares, Jump Trading, Multicoin Capital, Sino Global Capital và nhiều cái tên nổi tiếng khác.
Đội ngũ phát triển của Solana cực kì tiềm năng trong đó có thể kể đến một số nhân sự chủ chốt của dự án bao gồm:
Sự đa dạng và đan xen giữa các tổ chức vận hành giúp cho dự án có nhân lực và nguồn lực đa dạng, đáp ứng được khả năng thực hiện các nhiệm vụ mà dự án đặt ra.